Cà Mau cấp cứu thành công cho sản phụ bị sa dây rốn nguy kịch.

Sản phụ P.K.H Sinh năm 1989 ngụ tại ấp Phấn Thạnh, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đã đến Bệnh viện Hoàn Mỹ và được Bác sĩ chẩn đoán: thai 40 tuần chuyển dạ sanh, đây là lần sanh đầu tiên của chị H. 

Khi vào viện vào lúc 5h30 phút Cổ tử cung mở 2 cm, cơn gò 3 cơn/10 ph. Lúc 8 giờ cùng ngày cổ tử cung mở 4 cm, Sản phụ yêu cầu giảm đau ngoài màng cứng. Đến 8 giờ 30 phút sau khi tiêm giảm đau xong, sau đó sản phụ được theo dõi sanh tại phòng sanh khoảng hơn 1 giờ bằng máy Monitor sản khoa, đến 9 giờ 50 phút cùng ngày hộ sinh thấy nhịp tim thai giảm đột ngột, trình bác sĩ khám phát hiện sa dây rốn, ngay lập tức được xử trí theo đúng phác đồ của trường hợp sa dây rốn và tiến hành chuyển mổ cấp cứu. 


Ca phẫu thuật thành công bé gái cân nặng : 3400 gram, Apgar: 8/9/10, dây rốn quấn cổ một vòng. 

Ths.Bs.Ong Thanh Phong – PGĐ chuyên môn – trưởng khoa sản cho biết sa dây rốn nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì tye lệ tử vong cho bé rất cao. Khoảng 300-400 trường hợp chuyển dạ sanh có 1 trường hợp bị sa dây rốn 

Đây là một cấp cứu khẩn cấp vì gây ra suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông hoặc do khi bị sa ra ngoài âm đạo, việc cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ do chèn ép các mạch máu dây rốn. Nếu không lấy thai ra ngay thì có khả năng thai bị chết trong vòng 3-5 phút. 

Ths.Bs.Ong Thanh Phong – PGĐ chuyên môn – trưởng khoa sản cũng cho biết Sa dây rốn là biến chứng thường xảy ra vào giai đoạn cuối của thai kỳ hoặc khi vào chuyển dạ (thai khoảng hơn 38 tuần). Hiện tượng này dễ gây suy thai cấp khi mẹ chuyển dạ. Nếu lấy thai ra chậm, bé dễ suy hô hấp, tử vong hoặc nếu sống sót bé dễ mắc tổn thương não do thiếu ôxy. Vì thế, khi phát hiện sản phụ mắc sa dây rốn, cần được cấp cứu kịp thời trong thời gian ngắn nhất có thể, may ra mới cứu được trẻ. 

Những điều Sản phụ cần làm? 
+ Khi bị sa dây rốn, sản phụ có thể cảm thấy dây rốn trong vùng kín.
+ Cần gọi xe cấp cứu ngay lập tức và thông báo về tình trạng khẩn cấp mắc sa dây rốn của bạn.
+ Không cố gắng đẩy dây rốn trở lại, tránh ăn uống trước khi sinh vì xác suất bạn sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và con rất cao.
+Duy trì ở tư thế úp mặt xuống sàn nhà với đầu gối quỳ gập, khuỷu tay và bàn tay úp sát sàn nhà.
+ Sau tuần thứ 38 của thai kỳ Sản phụ nên thường xuyên đến bệnh viện khám hoặc lưu trú lại viện để được xử trí kịp thời khi có chuyển dạ.
Y Khanh 
Bài viết đóng góp, xin gửi về email: giadinhtieudung@gmail.com

* Trang Thông tin Điện tử Tổng hợp
Giấy phép ICP số 45/GP-STTTT do Sở TTTT cấp ngày 06/08/2019
Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà báo Hương Sen
Ghi rõ nguồn: giadinhtieudung.vn khi lấy thông tin từ trang này

* Bản quyền thuộc Hello Media
Văn phòng: Đường số 9, khu đô thị Sala,
Thành phố Thủ Đức, TP.HCM
Email: giadinhtieudung@gmail.com