Ngày 13/12/2018; tại TP.HCM tổ chức Giáo dục PTI đã tổ chức hội thảo kinh tế “Doanh nghiệp Việt Nam & Con đường hội nhập trong không gian kinh tế toàn cầu”, thu hút gần 1.000 doanh nhân, học viên PTI, doanh nhân từ các doanh nghiệp trong nước.

Nội dung của hội thảo đã đề cập đến 02 chủ đề chính là: chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc, cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Hàn Quốc và những thách thức mới của quản trị, mang trí tuệ Việt chinh phục thế giới.
Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trải qua những biến động lớn như: sự xuất hiện của các FTA thế hệ mới – CPTPP, sự kiện Brexit, những điều chỉnh chính sách đã và sẽ thực hiện bởi Chính phủ mới ở Mỹ dưới thời tổng thống Donal Trump, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội…
Hội nhập kinh tế thế giới, quá trình toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế khách quan có ảnh hưởng trự tiếp đến đời sốg xã hội và nền kinh tế của Việt Nam, nhiều cơ hội mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng cũng đẩy doanh nghiệp Việt Nam vào những thách thức gay góc.

Trong quá trình hội nhập Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Tạo bước tiến cho hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam có những đột phá mạnh mẽ. Việt Nam đã ký kết và thực thi các hiệp định như: Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (năm 2000), gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (năm 2007), ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu – EU – EVFTA, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc….
Bối cảnh thế giới
Ông Trương Đình Tuyển – Nguyên Bộ Trưởng Bộ Thương Mại Việt Nam cho rằng: chiến tranh Thương mại Mỹ – Trung có nguyên nhân của mặt trái của toàn cầu hóa và khủng hoảng Trung đông tạo ra làn sóng nhập cư. Mục tiêu chính của Mỹ là kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc, đánh vào chương trình Made in China 2025 và nằm trong tổng thể cuộc cạnh tranh chiến lược trên nhiều mặt trận, ở nhiều địa bàn. Xuất siêu lớn của Trung Quốc chỉ là hiện tượng kinh tế nổi lên trên bề mặt và trong lịch sử thế giới chưa có nước nào đạt tăng trưởng cao như Trung Quốc. Tuy nhiên; Trung Quốc không thể chạy đua với Mỹ trong việc đánh thuế vào hàng hóa Mỹ xuất khẩu vào Trung Quốc, vì Mỹ chỉ xuất khẩu vào Trung Quốc khoảng 120 tỷ nhưng Trung Quốc có thể vận động các doanh nghiệp trong nước chống lại doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc như đã làm với Nhật. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ làm ảnh hưởng nặng nề đến các nước lân cận, vì hàng hóa lắp ráp sau cùng đến từ các nước ĐNÁ như: Malaysia, Indonesia và đi qua Singapore. Tăng trưởng khu vực châu Á – TBD có thể giảm 1%, nếu sự căng thẳng thương mại này tiếp diễn. Từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ tạo thời cơ để Việt Nam có thể tận dụng nhưng thách thức là phải “đối đầu” với nhiều vấn đề khác nhau, sự dịch chuyển đầu tư của các Cty đa quốc gia.
Tính đến giữa năm 2016, Việt Nam có 21.398 dự án FDI, trị giá 239 tỷ USD nhưng đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực như: sản phẩm điện tử từ Hàn Quốc, vải và dệt may từ Trung Quốc vào nửa đầu năm 2016. Vào thời điểm năm 2016, có 08 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, quần đảo Virgin, Hồng Kong, Malaysia, USA.
Ông Choi Bong Sik – Chủ tịch World OKTA – CN Hà Nội chia sẻ về xu hướng thương mại và đầu tư vào Việt Nam: xuất khẩu của FDI chiếm 54% tổng GDP nhưng các Cty Việt Nam cần đạt được khả năng cạnh tranh trong ngạch xuất khẩu. Vì 70%, FDI là ngành sản xuất nhưng chỉ là sản phẩm đơn giản, không bao gồm yếu tố công nghệ. Hầu hết các công nghệ nhập vào Việt Nam để sau đó lắp ráp và xuất khẩu. Do vậy, các giá trị sản phẩm đều thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài, còn Việt Nam chỉ nhận được lợi nhuận về lao động. Hầu như các Cty Việt Nam chi tập trung vào các ngành đơn giản như: nông nghiệp, thủy sản, tài nguyên thiên nhiên, dệt may đơn giản…Việt Nam hãy nghĩ đến những sản phẩm công nghệ cao do các Cty Việt Nam sản xuất chứ không phải các Cty FDI. Chúng ta cần chủ động bằng cách không dựa vào việc kinh doanh các ngành quá phụ thuộc vào lực lượng lao động có rủi ro cao do chi phí nhân công tăng.

Việt Nam vươn tầm ra thế giới
Chủ tịch HĐQT Cty Traphaco – Vũ Thị Thuận cho rằng: trong giai đoạn toàn cầu phát triển mạnh mẽ, chúng ta không cần ngán ngại vấn đề cạnh tranh, các doanh nghiệp cần chịu khó thay đổi công nghệ để tồn tại. Bởi doanh nghiệp là một tập hợp các nhóm có lợi ích rất khác nhau như: người lao động, chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà quản lý, đối tác, chủ nợ…Từ đó hiển nhiên là cần một hệ thống để giải quyết các mối quan hệ và lợi ích giữa các nhóm – được gọi là quản trị doanh nghiệp. Đó là một hệ thống các quy trình, chính sách và quy tắc để vận hành và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc quản trị doanh nghiệp là một nhu cầu rất cao để một doanh nghiệp tồn tại, với những phương thức như: thận trọng, đưa ra khung hành động, tạo giá trị dài hạn cho doanh nghiệp…làm được điều đó chúng ta sẽ có được giá trị bền vững của một doanh nghiệp, tạo thế phát triển riêng cho doanh nghiệp của mình là có điệu kiện tồn tại.
Ông Đỗ Cao Bảo – Phó TGĐ FPT chia sẻ: năm 2017, doanh nghiệp FDI chiếm 72,45% giá trị xuất khẩu – doanh nghiệp Việt Nam chỉ có 27,55%, xuất siêu doanh nghiệp FDI đạt 28,69 tỷ USD – doanh nghiệp Việt Nam thì -25,78 tỷ USD . Các công trình giao thông lớn như: sân bay, nhà ga, cầu, hệ thống Metro, đường sắt trên cao, cao tốc cảng biển…Các nhà thầu chính đều thuộc về doanh nghiệp FDI. Các nhà máy lớn như: nhà máy nhiệt điện, nhà máy thép, nhà máy sản xuất lớn, các hệ thống công nghệ thông tin lớn, hệ thống tự động hóa, thiết kế thi công tòa nhà…đều thuộc về các công ty có vốn nước ngoài. Hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có Google, Facebook…kiếm được 300 triệu USD/năm từ quảng cáo, Nhật Bản – Hàn Quốc mở 5.500 Cty – nhà hàng kinh doanh ở Việt Nam, người Trung Quốc làm du lịch và thu mua nông sản ở Việt Nam…Tây kiếm tiền ở Ta, vậy sao Ta không kiếm tiền ở Tây? Đó là câu hỏi khiến cho FPT mở hội nghị chiến lược Diên Hồng năm 1988 và đặt ra con đường “xuất khẩu hay là chết?” từ đó bắt đầu đầu tư 01 triệu USD cho xuất khẩu PM, chia đôi FSS phần mềm thành FSS và tìm đường thành lập Cty FPT India để học India về xuất khẩu PM…Cuối cùng là FPT Go Global đã chiếm lĩnh được thị trường Nhật Bản, Singapore, châu Âu…Bài học để FPT thành công là phải tích lũy nội lực, mua doanh nghiệp Âu – Mỹ; điểm mấu chốt thành công tại một quốc gia thông qua năng lực bán hàng – kinh doanh quốc tế – hiểu biết văn hóa – tín ngưỡng – tôn giáo – luật pháp – đối tác chiến lược địa phương…
Qua buổi hội thảo này; để hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nên lo lắng tột độ hãy học và rút ra bài học cho riêng doanh nghiệp của mình từ những thành công của các Cty lớn của Việt Nam.
Huỳnh Long
Tags:
tin tức
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
giadinhtieudung@gmail.com