Đại sứ ẩm thực Việt- Nhật Matsuo Tomoyuki: “CÁ TRA của Việt Nam đã đạt mức siêu cao về hương vị và độ an toàn”

Ông Matsuo Tomoyuki - Đại sứ ẩm thực Việt- Nhật - Chủ tịch Hiệp hội Ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam vừa có buổi chuyện trò xung quanh Tiềm năng và tính khả thi cho việc nghiên cứu và phát triển ẩm thực Cá tra Hồng Ngự - Đồng Tháp theo phong cách Nhật Bản. Xin được giới thiệu cùng bạn đọc.

Ông Matsuo Tomoyuki - Đại sứ ẩm thực Việt- Nhật - Chủ tịch Hiệp hội Ẩm thực Nhật Bản Việt Nam và ông Lê Hà Luân – Bí thư Thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp (thủ phủ cá tra Việt Nam) tại chương trình Gala Dinner với chủ đề “Đưa thuỷ sản Việt lên bàn tiệc thế giới” tại TP Vũng Tàu

Ông Matsuo Tomoyuki - Đại sứ ẩm thực Việt- Nhật - Chủ tịch Hiệp hội Ẩm thực Nhật Bản Việt Nam với bà Nguyễn Thị Thuý Phượng - Viện trưởng Viện ứng dụng KHCN và Đào tạo Mekong; Uỷ viên Unesco Văn hoá Ẩm thực Việt Nam tại chương trình Gala Dinner với chủ đề “Đưa thuỷ sản Việt lên bàn tiệc thế giới”

Lý do và cách ông tiếp cận và quyết định nghiên cứu về ẩm thực từ Cá tra Hồng Ngự - Đồng Tháp theo phong cách Nhật Bản là gì?

_CÁ TRA là loại cá được ưa chuộng trên thế giới và cũng như ở Nhật Bản. Chúng tôi sử dụng CÁ TRA thay cho cá da trơn và một số loại cá trắng khác. CÁ TRA thường được dùng cho món Fish'chips (Cá Chiên). Và nhìn chung thì khẩu vị của nó có vị như là vị bùn. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của người nông dân Việt Nam trong những năm qua, điều đã không còn nữa, và giờ đây, tôi có thể khẳng định là CÁ TRA của Việt Nam đã đạt mức siêu cao về hương vị và độ an toàn.

Từ vài năm trước, tôi đã có kế hoạch làm SASHIMI và SUSHI CÁ TRA (ăn sống). Vào vào tháng 12 năm 2022, tôi có cơ hội tuyệt vời khi hợp tác cùng chính quyền Thành phố Hồng Ngự, nơi được xem là “Thủ phủ cá tra” và Bà Nguyễn Thị Thuý Phượng – Viện trưởng Viện ứng dụng KHCN và Đào tạo Mekong để chia sẻ ý tưởng của mình với công chúng tại sự kiện LỄ HỘI CÁ TRA HỒNG NGỰ - ĐỒNG THÁP, LẦN I/2022.

Chúng tôi mong muốn nâng tầm giá trị thương hiệu cho CÁ TRA HỒNG NGỰ - ĐỒNG THÁP bằng những giải pháp mới trong nghiên cứu và quảng bá ẩm thực theo phong cách Nhật Bản. Nếu làm được SASHIMI và SUSHI CÁ TRA HỒNG NGỰ - ĐỒNG THÁp từ Việt Nam thì sẽ mở rộng kinh doanh sản phẩm CÁ TRA lên gấp đôi, gấp ba trong tương lai.

      Ông Matsuo Tomoyuki - Đại sứ ẩm thực Việt- Nhật thích thú với món ăn Việt Nam tại chương trình  Gala Dinner với chủ đề “Đưa thuỷ sản Việt lên bàn tiệc thế giới”


Theo ông đánh giá sự đón nhận CÁ TRA của người nước ngoài, ví dụ như ở Nhật Bản thì thế nào?

_Cho đến ngày nay, hầu hết chúng được sử dụng cho các món chiên và nướng/xào. Nhưng tôi muốn cố gắng phát triển thêm nhiều công thức cho những khả năng mới.

Như chúng ta biết, SASHIMI và SUSHI rất phổ biến trên toàn thế giới. Và tại các nhà hàng Nhật Bản, chúng tôi thường phục vụ cá 3 màu: ĐỎ - CÁ NGỪ; CAM - CÁ HỒI; TRẮNG - HIRAME/HAMACHI (Yellowtail,…).

Thông thường cá TRẮNG rất đắt tiền, nếu chúng ta có thể có nhiều giải pháp thúc đẩy nâng cao giá trị thương hiệu và cung cấp SASHIMI/SUSHI CÁ TRA ra thị trường, tôi tin nhiều người sẽ sử dụng nó cho để thay thế cho cá TRẮNG.

Thực tế đối với CÁ TRA nói riêng, thuỷ sản Việt Nam nói chung, đa phần là xuất sản phẩm thô, giá trị thương hiệu không cao. Vậy theo ông, làm thế nào để cải thiện thực trạng xây dựng thương hiệu ở Việt Nam?

_SASHIMI/SUSHI chỉ là một trong những cách. Điều quan trọng khi sử dụng CÁ TRA cho SASHIMI/SUSHI là chúng tôi có thể làm cho người tiêu dùng nghĩ rằng đây là cá TƯƠI VÀ AN TOÀN. Bạn thậm chí có thể ăn RAW. Nếu dự án này của chúng tôi thành công thì uy tín thương hiệu của CÁ TRA HỒNG NGỰ - ĐỒNG THÁP từ Việt Nam trên thị trường thế giới sẽ tăng lên. Đây là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, chúng ta cần nỗ lực xây dựng TIÊU CHUẨN cho sản phẩm CÁ TRA của Việt Nam. Bởi vì nếu KHÔNG CÓ TIÊU CHUẨN sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn thực phẩm, khi việc đó xảy ra sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cả ngành hàng thuỷ sản quan trọng này.

Ông Matsuo Tomoyuki - Đại sứ ẩm thực Việt- Nhật tham dự  chương trình  Gala Dinner với chủ đề “Đưa thuỷ sản Việt lên bàn tiệc thế giới”


Ông nghĩ thế nào về việc phát triển du lịch nông nghiệp gắn với vùng nguyên liệu, khuyến nghị nào từ ông cho mô hình này tại Việt Nam?

_DU LỊCH NÔNG NGHIỆP luôn là điều mà chúng tôi luôn hướng đến gắn kết với nguồn nguyên liệu đặc trưng cho từng địa phương. Rõ ràng, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển mô hình này. Chúng ta cần kết nối các chủ thể quan trọng trong mô hình liên kết này.

+ Nhà sản xuất thực phẩm với sản phẩm thực phẩm

+ Người tiêu dùng – Đây chính là phân khúc thị trường khách du lịch cho những mô hình du lịch nông nghiệp của chúng ta.

+ Nhà hàng địa phương cùng với hệ thống menu các món ăn ngon được chế biến từ chính nguồn nguyên liệu đặc trưng của từng vùng đất với sự phong phú và đa dạng vốn được xem là thế mạnh của ẩm thực Việt Nam.

+ Môi trường tự nhiên (kinh doanh du lịch)

Một số nghiên cứu cho biết thêm khoảng 30% ngân sách du lịch được sử dụng cho các món ăn liên quan. Vì vậy, bằng cách tạo ra NÔNG NGHIỆP với hoạt động kinh doanh liên quan đến THỰC PHẨM, chúng tôi có thể tạo ra tác động kinh tế rất tốt cho từng lĩnh vực.

Bản thân tôi, cũng như JVGA, chúng tôi đang nghiên cứu và thực hiện ý tưởng dự án AGROTOURISM, chúng tôi cố gắng tìm cách quảng bá cho 63 tỉnh thành của Việt Nam.

Món ngon từ cá tra Hồng Ngự

Ông có nghĩ mình sẽ suy nghĩ về một nhà hàng về CÁ TRA?

Ồ, có chứ. Đó cũng là sự ấp ủ của tôi trong thời gian tới khi dự án của chúng tôi cùng chính quyền địa phương và các đối tác triển khai chính thức.

Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi vừa rồi.

BTV
Bài viết đóng góp, xin gửi về email: giadinhtieudung@gmail.com

* Trang Thông tin Điện tử Tổng hợp
Giấy phép ICP số 45/GP-STTTT do Sở TTTT cấp ngày 06/08/2019
Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà báo Hương Sen
Ghi rõ nguồn: giadinhtieudung.vn khi lấy thông tin từ trang này

* Bản quyền thuộc Hello Media
Văn phòng: Đường số 9, khu đô thị Sala,
Thành phố Thủ Đức, TP.HCM
Email: giadinhtieudung@gmail.com