Gừng là loại gia vị phổ biến ở Việt Nam, cũng là vị thuốc Đông y quen thuộc, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được gừng.
Gừng là loại gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình. Gừng có nguồn gốc từ châu Á và thuộc họ thực vật Zingiberaceae,. Người ta thường sử dụng củ gừng trong chế biến các món ăn và làm thuốc chữa bệnh.
Dưới đây là những tác dụng của gừng cũng như những người được khuyến cáo không nên ăn gừng:
Tác dụng của gừng với sức khỏe
Một số những tác dụng của gừng với sức khỏe đã được chứng minh như:
Giảm nhẹ các vấn đề về dạ dày
Từ lâu gừng luôn được sử dụng để điều trị những người có vấn đề về tiêu hóa và đau dạ dày. Nó cũng có thể được sử dụng để giảm buồn nôn và giảm nôn mửa thường xảy ra trong thời kỳ mang thai và sau khi điều trị y tế như phẫu thuật và hóa trị.
Gừng cũng có thể hỗ trợ làm giảm các cơn đau trong thời kỳ kinh nguyệt.
Một số nghiên cứu chứng minh tác dụng làm dịu dạ dày của gừng. Ngoài việc giảm buồn nôn và nôn sau phẫu thuật, loại thảo mộc này còn làm giảm các triệu chứng say tàu xe và ốm nghén. Có lẽ bằng chứng tốt nhất về tác dụng chống buồn nôn này là ở những người đang điều trị ung thư.
Gừng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được
Gừng chữa cảm lạnh thông thường
Gừng luôn là phương thuốc chữa cảm lạnh thông thường tại nhà số 1. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013 bởi Jung San Chang và nhóm, khẳng định khả năng điều trị của nó.
Qua nghiên cứu này, người ta thấy rằng ăn gừng tươi có thể tăng cường hệ thống hô hấp của cá nhân và bảo vệ họ khỏi virus đường hô hấp như cảm lạnh thông thường.
Gừng cải thiện sức khỏe răng miệng
Gingerols, một hợp chất tích cực trong gừng, được biết đến với công dụng bảo vệ miệng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn xấu trong miệng.
Sự phát triển và lây lan của vi khuẩn này trong miệng có thể gây ra sự phát triển của bệnh nha chu, một bệnh nướu răng nghiêm trọng. Gừng không chỉ diệt trừ vi khuẩn mà còn làm trắng sáng răng của bạn.
Gừng chống lại chứng viêm
Gừng chứa chất chống viêm gingerol có thể giúp điều trị cơn đau mạn tính hoặc cấp tính. Các loại tinh dầu có trong gừng hoạt động như chất chống viêm và chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Một đánh giá năm 2015 về các nghiên cứu kết luận rằng gừng có "hiệu quả khiêm tốn" trong việc điều trị viêm xương khớp.
Kết quả tương tự cũng được thấy với bệnh viêm khớp dạng thấp và các tình trạng không phải viêm khớp như viêm gân và viêm bao hoạt dịch.
Gừng giúp giảm đau và làm dịu cơ bắp mệt mỏi
Mặc dù gừng không hoạt động như một phương pháp chữa bệnh thần kỳ cho cơ bắp mệt mỏi của bạn, nhưng nó có tác dụng làm dịu cơn đau về lâu dài.
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng những người bao gồm gừng trong chế độ ăn hàng ngày của họ ít có nguy cơ bị mỏi cơ vào ngày hôm sau hơn so với những người không có gừng trong chế độ ăn của họ.
Những người không nên ăn gừng
Gừng tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.
Báo VietNamNet dẫn lời bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ - giảng viên Khoa Y học cổ truyền, trường Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết trường hợp chảy máu cam, chảy máu răng, băng huyết, ho ra máu, chuẩn bị mổ hoặc mới mổ xong, đổ mồ hôi nhiều, cảm nắng không nên dùng gừng. Về lý thuyết, gừng chống chỉ định ở những bệnh nhân chảy máu tạng hoặc người dùng các thuốc chống tiểu cầu hoặc warfarin.
Ngoài ra, người có tạng nóng, hay nhiệt miệng, táo bón, bị đau dạ dày cũng không nên ăn gừng vì thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạc dạ dày, ruột và đại tràng; ăn nhiều gừng có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, loét dạ dày.
Trên đây là những tác dụng của gừng cũng như những người được khuyến cáo không nên ăn gừng. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa gừng nhé.
Theo VTC News
Tags:
sức khỏe
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
giadinhtieudung@gmail.com