Ăn uống bổ sung probiotics giúp hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh

Ăn uống bổ sung probiotics giúp khôi phục hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. Hệ vi sinh đường ruột hiện được xem là mục tiêu can thiệp điều trị, đặc biệt ở người lớn tuổi bị thiểu cơ và suy nhược cơ thể.

Tại hội nghị khoa học thường niên toàn quốc lần thứ III “Dinh dưỡng trong bệnh lý tiêu hóa” ngày 9/12 tại TP Hạ Long, theo BSCKII Hồ Tấn Phát, Trưởng khoa Khoa Nội Tiêu hóa - Bệnh viện Chợ Rẫy, probiotics nghĩa là “cho cuộc sống” trong tiếng Hy Lạp. Probiotics là những vi sinh vật sống (vi khuẩn, nấm men, bào tử…) “thân thiện”, “tốt” hay “có ích” khi đưa vào cơ thể đủ lượng sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cho người dùng.

BSCKII Hồ Tấn Phát, Trưởng khoa Khoa Nội Tiêu hóa - Bệnh viện Chợ Rẫy

Trục não - ruột là sự liên hệ thông tin hai chiều giữa não và ruột. Các vi sinh vật tại ruột ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ thông qua con đường như thần kinh, miễn dịch, nội tiết. Hệ vi sinh ruột (Gut Microbiota) bao gồm các vi sinh vật sống trong ruột như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm.

“Tại đường tiêu hóa, probiotic có thể cản trở sự phát triển hoặc tồn tại của vi sinh vật gây ra các bệnh lý tiêu hóa trong lòng ruột. Lợi khuẩn probiotic có thể cải thiện chức năng hàng rào niêm mạc và hệ thống miễn dịch niêm mạc.

Ngoài đường ruột, lợi khuẩn probiotic có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch toàn thân cũng như các hệ thống tế bào và cơ quan khác như gan và não,” BSCKII Hồ Tấn Phát nói.

Probiotics hỗ trợ trong các bệnh lý tiêu hóa như tiêu chảy cấp do virus, vi khuẩn; tiêu chảy liên quan đến kháng sinh; viêm đại tràng; hỗ trợ diệt H. pylori; táo bón; viêm loét đại tràng; đau bụng co thắt…

“Tiêu chảy liên quan kháng sinh (Antibiotic-Associated Diarrhea - AAD) chiếm khoảng 30% trường hợp dùng kháng sinh. AAD thường gặp nhất đối với những bệnh nhân hay dùng các Cephalosporin (Cefixime, Cefpodoxime, …); hay nhóm Penicillin (Ampicillin, Amoxicillin, Amoxicillin/Clavulanat …).

Probiotic là sự lựa chọn phổ biến cho bệnh nhân mắc bệnh AAD và đã được ủng hộ rộng rãi như một cách an toàn và hiệu quả nhằm giảm tác dụng phụ có hại của kháng sinh đối với chức năng của đường tiêu hóa,” BS Phát cho biết thêm.

Viêm dạ dày ruột cấp tính thường kèm nhiễm trùng, đột ngột xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Theo BS Hồ Tấn Phát, probiotic cũng có thể có ích, giúp điều chỉnh hệ vi sinh vật; tác động lên sinh lý, phản ứng chống viêm và củng cố hàng rào niêm mạc ruột.Theo các chuyên gia, hệ tiêu hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hấp thu dinh dưỡng, đặc biệt đó là vai trò điều hòa chuyển hóa cũng như đảm trách vai trò rất lớn trong hệ thống miễn dịch.

Đặc biệt, viêm ruột hoại tử (NEC) do chức năng miễn dịch chưa trưởng thành kèm theo sự thay đổi hệ vi khuẩn chí đường ruột sau dùng kháng sinh. Phương cách điều trị tập trung vào dinh dưỡng, chống nhiễm trùng và phẫu thuật nếu có chỉ định. Một số phân tích tổng hợp chỉ ra rằng men vi sinh ngăn ngừa NEC. Một tổng hợp phân tích thực hiện trên 7345 trẻ sơ sinh cho thấy hiệu quả dự án phòng NEC ở trẻ sơ sinh được điều trị bằng men vi sinh.

Theo BS Hồ Tấn Phát, 60% dân số nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori). Nhiễm H. pylori gây ra nhiều bệnh tiêu hóa (khó tiêu, loét dạ dày, ung thư dạ dày…). Kháng sinh dùng để diệt trừ H. pylori có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột. Trong một nghiên cứu đa trung tâm, người ta phát hiện tính đa dạng của các loài vi sinh vật đường ruột giảm hơn 30% ở những bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp diệt trừ H. pylori trong vòng 1 năm.

Trong khi đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng men vi sinh kết hợp với các phương pháp điều trị khác hiệu quả trong việc loại trừ H. pylori.
Theo TS.BS Lưu Ngân Tâm, Trưởng khoa Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy, nhiều bệnh nhân vào viện với tình trạng rối loạn tiêu hóa rất trầm trọng, dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng, rối loạn miễn dịch, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng điều trị.

Một điều thú vị khác đã được trình bày trong báo cáo của BSCKII Hồ Tấn Phát là “Trục ruột - cơ” và sự tương tác giữa hệ vi sinh vật và cơ xương. Theo vị bác sĩ này, probiotic đẩy nhanh quá trình cải thiện và phục hồi các chỉ số sinh học về sức mạnh và tổn thương sau tổn thương cơ do tập thể dục.

Một số nghiên cứu cho thấy 6 tuần liên tiếp bổ sung probiotic giúp làm giảm đáng kể: sự mất trương lực cơ; chấn thương cơ; viêm sau tổn thương cơ; có lợi trong việc tăng tốc độ phục hồi. Probiotic có hiệu quả trong cải thiện hiệu suất tập thể dục; cải thiện khả năng bảo vệ và phục hồi sau tổn thương cơ do tập thể dục.

BSCKII Hồ Tấn Phát khuyến nghị, chọn probiotic tốt nhất dựa trên thường có nguồn gốc từ người; đủ liều, đủ lượng (CFU) ổn định ở khí hậu địa phương; sống tốt đến ruột già; có nhiều nghiên cứu ở người; đạt các chuẩn quốc tế và an toàn cho người.


Dinh dưỡng góp phần vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Trong đó, hệ tiêu hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hấp thu dinh dưỡng, đặc biệt đó là vai trò điều hòa chuyển hóa cũng như đảm trách vai trò rất lớn trong hệ thống miễn dịch.

Như vậy, với những bệnh nhân mắc bệnh lý tiêu hóa về nội khoa cũng như ngoại khoa, người bệnh sẽ bị rối loạn dinh dưỡng rất nhiều.

Đặc biệt, có thể thấy, rất nhiều bệnh nhân vào viện với tình trạng rối loạn tiêu hóa rất trầm trọng, dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng, rối loạn miễn dịch, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng điều trị như ở bệnh nhân nội khoa sẽ suy mòn cơ ...; còn bệnh nhân ngoại khoa làm chậm quá trình lành vết thương, liên quan đến nhiễm khuẩn vết thương hay liên quan đến các biến chứng sau phẫu thuật; trong khi ở bệnh nhân nằm hồi sức, tình trạng cai máy lại càng khó khăn...

Theo Khoa học Phổ thông
Bài viết đóng góp, xin gửi về email: giadinhtieudung@gmail.com

* Trang Thông tin Điện tử Tổng hợp
Giấy phép ICP số 45/GP-STTTT do Sở TTTT cấp ngày 06/08/2019
Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà báo Hương Sen
Ghi rõ nguồn: giadinhtieudung.vn khi lấy thông tin từ trang này

* Bản quyền thuộc Hello Media
Văn phòng: Đường số 9, khu đô thị Sala,
Thành phố Thủ Đức, TP.HCM
Email: giadinhtieudung@gmail.com