Học sinh tiểu học tạo ra mắt kính cho người khiếm thị

Chiếc mắt kính này giúp người khiếm thị có thể phát hiện vật cản từ 2 - 50 cm, được em Trung Hiếu, Trường Tiểu học Qui Đức đem đến liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo TP.HCM 2023.

Nhiều ý tưởng, sản phẩm sáng tạo đã được các thanh thiếu nhi, từ học sinh tiểu học cho đến sinh viên trình làng tại liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo TP.HCM, diễn ra tại Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM), ngày 9/12.

Em Trung Hiếu, học sinh lớp 5.1, Trường Tiểu học Qui Đức (TP.HCM), giới thiệu về mắt kính cho người khiếm thị.

Chiếc mắt kính hỗ trợ người khiếm thị phát hiện vật cản, được em Trung Hiếu, học sinh lớp 5.1, Trường Tiểu học Qui Đức (TP.HCM) đem tới. Với hệ thống cảm ứng siêu âm SR04 - một thiết bị phát hiện vật cản từ 2 - 50cm, kết hợp với còi chip giúp người khiếm thị có thể đi lại, sinh hoạt hằng ngày, hạn chế té ngã do va chạm với đồ vật.

Bạn Anh Thư , sinh viên trường ĐH Bách Khoa TP.HCM (ĐH Quốc gia TP.HCM), thán phục trước tài năng của em. "Đây là một sản phẩm rất nhân văn, nếu sản phẩm này được đưa vào sử dụng thực tiễn sẽ giúp ích rất nhiều cho người khiếm thị", Anh Thư chia sẻ.

Tại liên hoan cũng xuất hiện nhiều sản phẩm thú vị khác, được các thanh thiếu nhi trình làng, như: Thùng rác thông minh, mô hình vệ tinh, giàn khoan, xe đua, ứng dụng hỗ trợ nhận biết tin giả, thiết bị phơi đồ tự động hoá...

Ông Đỗ Việt Hà -Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM, Ban giám khảo cuộc thi, đánh giá các sản phẩm, ứng dụng của thanh thiếu nhi dự thi.

Ông Đỗ Việt Hà -Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM, Ban giám khảo cuộc thi, cho biết, số lượng sản phẩm đăng ký dự thi năm nay nhiều hơn mọi năm và các sản phẩm, ứng dụng, nắm bắt được nhu cầu xã hội, mang tính thời sự, giúp các thí sinh thu hút được sự quan tâm. Tuy nhiên, các thí sinh cần xem xét lại tính sáng tạo.

"Các bạn cần bổ sung thêm kiến thức nền tảng mang tính hệ thống về Khoa học kỹ thuật, để hiểu rõ bản chất vấn đề, có cơ sở để đổi mới sản phẩm, đổi mới sáng tạo, khi sản phẩm của mình hết hấp dẫn. Nếu cứ ứng dụng của người khác thì sau này sẽ rất khó để phát triển sản phẩm mới", ông Đỗ Việt Hà chia sẻ.Nhóm sinh viên khoa Kỹ thuật Giao thông, ĐH Bách Khoa TP.HCM (ĐH Quốc gia TP.HCM), phát minh xe giúp tiết kiệm nghiên liệu.Sinh viên khoa Kỹ thuật Giao thông tiếp tục trình bày mô hình xe điều khiển từ xa ứng dụng ioT bằng điện thoại thông qua giao thức wifi.Thùng rác thông minh giúp người dùng biết được vị trí thùng rác và số lượng rác trong thùng, của sinh viên trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM).Thiết bị phơi đồ tự động hóa của học sinh Trường THPT Trần Phú (TP.HCM).Hệ thống điểm danh thông minh và đánh giá cảm xúc học sinh của em Hoàng Dũng, Trường Tiểu học Trương Định (TP.HCM).Mô hình giàn khoan được làm từ tăm tre và mô hình vệ tinh của sinh viên khoa Kỹ thuật và Địa chất dầu khí, ĐH Bách Khoa TP.HCM (ĐH Quốc Gia TP.HCM).Hệ thống chống sạt lở, thích nghi biến đổi khí hậu được nhiều người quan tâm và đánh giá cao.Hệ thống hỗ trợ phát hiện tin giả và đề xuất nội dung chính xác cho người dùng Việt Nam của sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM).

Theo Khoa học Phổ Thông
Bài viết đóng góp, xin gửi về email: giadinhtieudung@gmail.com

* Trang Thông tin Điện tử Tổng hợp
Giấy phép ICP số 45/GP-STTTT do Sở TTTT cấp ngày 06/08/2019
Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà báo Hương Sen
Ghi rõ nguồn: giadinhtieudung.vn khi lấy thông tin từ trang này

* Bản quyền thuộc Hello Media
Văn phòng: Đường số 9, khu đô thị Sala,
Thành phố Thủ Đức, TP.HCM
Email: giadinhtieudung@gmail.com