Chỉ với 100.000 USD (gần 2,5 tỷ đồng), một phần mềm có thể chạy chiến dịch đưa thông tin sai lệch và hack tài khoản trên X.
Chỉ với 278.000 USD (hơn 6 tỷ đồng), khách hàng cá nhân có thể nhận được rất nhiều thông tin mật riêng tư đằng sau các tài khoản mạng xã hội như Telegram hay Facebook.
Dịch vụ trên được cung cấp bởi công ty bảo mật Trung Quốc có tên I-Soon - một trong số hàng trăm cái tên ngang nhiên đẩy mạnh công cuộc hacker đột nhập máy chủ.
Các tài liệu đã tiết lộ nỗ lực kéo dài 8 năm nhằm vào cơ sở dữ liệu và nghe lén thông tin liên lạc ở Hàn Quốc, Malaysia, Ấn Độ và một số nước châu Á. Ba chuyên gia an ninh mạng được tờ The New York Times phỏng vấn cho biết các tài liệu này có vẻ xác thực.
I-Soon - một trong số hàng trăm cái tên ngang nhiên đẩy mạnh công cuộc hacker đột nhập máy chủ.
“Chúng tôi có đủ lý do để tin rằng đây là dữ liệu xác thực của một nhà thầu chuyên hỗ trợ các hoạt động gián điệp mạng trong và ngoài Trung Quốc”, John Hultquist, nhà phân tích trưởng tại Mandiant Intelligence của Google cho biết.
Cũng theo ông Hultquist, I-Soon đang làm việc cho một loạt cơ quan chính phủ. Nhân viên công ty cũng tập trung vào các mục tiêu ở nước ngoài. Trong một số trường hợp khác, I-Soon cũng giúp Bộ Công an Trung Quốc giám sát công dân trong và ngoài nước.
Vụ rò rỉ cho thấy hoạt động sôi nổi của các công ty hacker Trung Quốc. Giống như nhiều đối thủ, I-Soon còn tổ chức các cuộc thi an ninh mạng để tuyển dụng nhân viên.
Các tài liệu có trong vụ rò rỉ cho thấy một loại công nghệ được xây dựng để đột nhập vào tài khoản email Outlook, sau đó lấy thông tin cá nhân từ iPhone của Apple.
Các tài liệu có trong vụ rò rỉ cho thấy một loại công nghệ được xây dựng để đột nhập vào tài khoản email Outlook, sau đó lấy thông tin cá nhân từ iPhone của Apple. Phía I-Soon còn có cả phần mềm theo dõi cảm xúc người dùng trên mạng xã hội Trung Quốc cũng như công cụ lấy cắp địa chỉ email, số điện thoại và thông tin nhận dạng.
“Về nguyên tắc, Trung Quốc kiên quyết phản đối và trấn áp mọi hình thức tấn công mạng theo quy định của pháp luật”, Mao Ning, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết.
Theo Jonathan Condra, giám đốc công ty an ninh mạng Recorded Future, đây là vụ rò rỉ dữ liệu đáng kể liên quan đến một công ty bị nghi ngờ cung cấp dịch vụ gián điệp mạng và xâm nhập có chủ đích.
Theo An Ninh Tiền Tệ
Tags:
công nghệ
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
giadinhtieudung@gmail.com