Thịt vịt là món ăn bổ dưỡng và quen thuộc trong dịp Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch. Tuy nhiên, những nhóm người này nên thận trọng khi ăn thịt vịt để tránh gặp những tác dụng không mong muốn.Mâm
Vì sao Tết Đoan Ngọ ăn thịt vịt?
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Đây là ngày Tết truyền thống ở nhiều nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc...
Theo quan niệm, ngày này người dân sẽ làm lễ cúng Tết Đoan ngọ với mong muốn tiêu diệt các loài sâu bọ gây hại cho cây trồng, mong cho mùa bội thu và cũng để tiêu diệt những loài gây bệnh cho con người, vật nuôi.
Thịt vịt là món thường bị người Việt kiêng ăn vào đầu tháng, tuy nhiên ngày Tết Đoan Ngọ lại không thể thiếu món này. Vậy tại sao chúng ta lại có thói quen ăn thịt vịt vào dịp này?Thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ (Ảnh minh họa)
Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật, lý do vì thời điểm 5/5 âm lịch là lúc thịt vịt bắt đầu vào mùa. Lúc này, thịt vịt trở nên ngon, béo, chắc và không còn mùi hôi nữa. Ngoài ra, thịt vịt là món ăn thanh nhiệt, bổ dưỡng mà dịp Tết Đoan Ngọ thời tiết nóng nực, thời tiết giao mùa nắng nóng hay sinh ốm đau mệt mỏi, ho, sốt nên ăn thịt vịt rất tốt cho các chứng bệnh ở giai đoạn này.
Đặc biệt, ăn thịt vịt vào ngày 5/5 âm lịch là truyền thống ở các tỉnh miền Trung. Theo quan điểm của Đông y, thịt vịt có tính mát, giúp kích thích tuần hoàn máu và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, thịt vịt còn có thể chữa các vấn đề về nhiệt độ cơ thể giúp giải độc và giảm stress.
Những ai không nên ăn thịt vịt dịp Tết Đoan Ngọ?
Thịt vịt là một loại thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều công dụng với sức khỏe. Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng cao. Gia đình mới dẫn lời Hội Tim mạch Mỹ, 100g thịt vịt có đến 25g chất protein, 201 calorie và hàm lượng các chất dinh dưỡng như lipit, canxi, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, E, K…
Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Ăn thịt vịt có lợi cho người chán ăn, sốt, cơ thể suy nhược, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng...
Thịt vịt dù bổ dưỡng nhưng không phải đối tượng nào cũng ăn được. Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật, những người này nên hạn chế ăn thịt vịt kẻo gây hại tới sức khỏe:
Người bị bệnh gout
Thịt vịt có lượng purin và protein rất cao khiến cho axit uric trong cơ thể con người tăng cao nên những người đang bị gout không nên ăn.
Người bệnh đang bị cảm
Theo Y học cổ truyền, vịt có tính hàn nên những người mới ốm dậy hoặc đang bị cảm lạnh không nên ăn. Bởi nếu ăn vào sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến dễ bị ốm, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.
Người đang bệnh đường tiêu hóa
Thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có đường tiêu hóa yếu, đặc biệt đang bị tiêu chảy cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn, tình trạng tiêu chảy nặng thêm.
Người mới phẫu thuật
Thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh nên những người vừa phẫu thuật không phù hợp ăn món này. Nếu bệnh nhân vừa phẫu thuật mà ăn thịt vịt có thể gây sưng tấy, khó lành, thậm chí mưng mủ vết mổ.
Theo Tiếp Thị Gia Đình
Tags:
sức khỏe
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
giadinhtieudung@gmail.com