Thanh niên chết não cứu sống 7 người ở 3 miền đất nước

1 quả tim, hai quả thận, một lá gan được tách ra làm hai, hai giác mạc của một chàng thanh niên 18 tuổi chết não đã được ghép cho 7 bệnh nhân ở Hà Nội, Huế và TP.HCM.

Ngày 26/11, theo PGS.TS.BS Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM), ngày 17/11/2024, Bệnh viện Thống Nhất đã tiếp nhận nam thanh niên 18 tuổi (quê An Giang) bị chấn thương sọ não rất nặng, dập não, tụ máu màng cứng trong tình trạng hôn mê sâu, Glassgow 3/15 điểm thể hiện mức độ hôn mê nặng.1 quả tim, hai quả thận, một lá gan được tách ra làm hai, hai giác mạc của một chàng thanh niên 18 tuổi chết não đã được ghép cho 7 bệnh nhân ở Hà Nội, Huế và TP.HCM

Các bác sĩ khoa Cấp cứu đã hồi sức, tiến hành đặt nội khí quản; đồng thời mời hội chẩn khoa khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức và Ngoại Thần kinh để tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân này.

Nguồn tạng hiến cao quý từ người bệnh không may bị chết não

PGS.TS.BS Đỗ Kim Quế, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, cho biết thêm: “Trong 7 ngày, các bác sĩ của bệnh viện đã tích cực, tận tâm cứu chữa, tuy nhiên tình trạng bệnh ngày càng nặng, diễn tiến chết não. Các bác sĩ đã tiến hành giải thích tình trạng nguy kịch của bệnh nhân cho gia đình.

Bệnh viện đã tiến hành kích hoạt Chi hội vận động hiến ghép mô tạng của Bệnh viện tiến hành gặp gỡ cha mẹ, ông bà nội của bệnh nhân. Sau khi được giải thích kỹ, gia đình đã có nghĩa cử rất cao đẹp đó là đồng ý hiến tặng các tạng nhân khi bệnh nhân chết não”.Nguồn tạng hiến rất cao quý từ người bệnh không may bị chết não đã được ghép rất thành công, cứu chữa và đem lại sự sống mới cho nhiều người bệnh.

Khi nguy cơ chết não của bệnh nhân cận kề. Bệnh viện đã kích hoạt toàn bộ hệ thống để đánh giá tình trạng bệnh nhân một cách nghiêm ngặt từ cơ sở pháp lý đến chuyên môn bằng các hội đồng độc lập. Bệnh nhân được đánh giá chết não 3 lần, mỗi lần cách nhau 6 giờ.

"Giữa 3 lần hội chẩn đánh giá chết não, bệnh nhân nhiều lần diễn tiến nặng, nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào", BS.CKII Nguyễn Duy Cường, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, nói.

Ngày 23/11/2024, chuyên gia của Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia đã đến cùng với Bệnh viện Thống Nhất tư vấn, tìm hiểu nguyện vọng của gia đình người bệnh, hướng dẫn các thủ tục pháp lý trong việc hiến mô tạng.Nhiều đơn vị hỗ trợ cuộc vận chuyển tạng ghép đi các nơi an toàn và rút ngắn thời gian như Cảnh sát Giao thông - Công an quận Tân Bình, Sân bay Tân Sơn Nhất

Đến 10h20 ngày 24/11, hội đồng hoàn thành việc xác định chết não. Sau khi có kết luận của hội đồng đánh giá tình trạng chết não, PGS.TS.BS Lê Đình Thanh đã chủ trì hội chẩn chuyên môn cùng các chuyên gia để thống nhất và quyết định bắt đầu phẫu thuật lấy tạng vào lúc 10h45 ngày 24/11/2024

Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) đã phối hợp với Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia và các chuyên gia đến từ Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM và Phân viện Pháp y Quốc gia tại TP.HCM thực hiện lấy, bảo quản và vận chuyển tạng đến các bệnh viện ở TP.HCM, Hà Nội và Huế. Ca phẫu thuật lấy tạng từ người hiến chết não đã thành công.

Ngoài ra, nhiều đơn vị hỗ trợ cuộc vận chuyển tạng ghép đi các nơi an toàn và rút ngắn thời gian như Cảnh sát Giao thông - Công an quận Tân Bình, Sân bay Tân Sơn Nhất. Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã hoãn chuyến bay 30 phút để chờ vận chuyển tạng hiến.

PGS.TS.BS Lê Đình Thanh nói rằng, nguồn tạng hiến rất cao quý từ người bệnh không may bị chết não đã được ghép rất thành công, cứu chữa và đem lại sự sống mới cho nhiều người bệnh. Sau các ca phẫu thuật ghép tạng, theo ghi nhận, các bệnh nhân đều hồi phục tốt, chức năng các cơ quan được ghép dần ổn định.

TS.BS Trần Công Duy Long, Phó Khoa Ngoại Gan Mật Tuỵ, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết đây là lần thứ 4 cả nước tách lá gan thành hai phần, ghép cho một bệnh nhi ở TP.HCM và một bệnh nhân người lớn ở Hà Nội.

“Lá gan đã được tách làm hai ngay trong cơ thể của người bệnh. Điều này giúp tiết kiệm được nguồn tạng hiến, tăng cơ hội cứu sống nhiều bệnh nhân suy gan giai đoạn cuối. phần lá gan lớn được chuyển ra ghép cho bệnh nhân người lớn ở Bệnh viện Việt Đức. Phần gan còn lại đã được ghép cho bệnh nhi 3 tuổi tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Cháu bé ghép gan có thể tự thở vào sáng hôm sau, hỏi ngay “Mẹ ở đâu?”, “Bố ở đâu?””, TS.BS Duy Long chia sẻ.

Một ngọn nến tắt đi thắp sáng 7 ngọn nến sự sống mới

“7 đơn vị tạng đã được vận chuyển nhanh chóng đến các bệnh viện để ghép cho người nhận. Bao gồm 2 quả thận ghép cho 2 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối tại Bệnh viện Thống Nhất. 1 quả tim và 1 phần gan ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức, 1 phần gan được ghép cho bệnh nhi 3 tuổi tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Còn 2 giác mạc được ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Huế”, PGS.TS.BS Lê Đình Thanh cho biết.7 đơn vị tạng đã được vận chuyển nhanh chóng đến các bệnh viện để ghép cho người nhận.

Ông đã bày tỏ một niềm tri ân trước nghĩa cử cao đẹp của chàng thanh niên 18 tuổi cùng gia đình, ông bà và cha mẹ.

“Một ngọn nến tắt đi đã thắp sáng nhiều ngọn nến khác. Người thanh niên đã hiến tặng các tạng và mô để cứu sống được 7 bệnh nhân ở khắp mọi miền đất nước. Văn hóa hiến tạng từ người cho chết não đã dần bắt đầu hình thành trong cộng đồng, góp phần cứu sống được nhiều người hơn”, PGS.TS.BS Lê Đình Thanh nói.

PGS.TS.BS Lê Đình Thanh chia sẻ thêm, với sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật từ các chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất đã thực hiện thành công 15 ca ghép thận, mang lại hy vọng mới cho nhiều bệnh nhân.

Hiện Bệnh viện Thống Nhất đang chuẩn bị cho kỹ thuật ghép gan, dưới sự hỗ trợ chuyển giao từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Bệnh viện Thống Nhất vừa ra mắt Chi hội vận động hiến mô tạng như một sáng kiến quan trọng trong việc phát triển hoạt động ghép tạng, mở ra nhiều cơ hội cứu sống cho các bệnh nhân đang cần sự giúp đỡ.Hy vọng thời gian tới sẽ có thêm nhiều ca hiến tạng ở khu vực phía Nam, giúp cứu sống nhiều người suy tạng giai đoạn cuối. Ảnh: Một phần tạng quý báu của chàng thanh niên chết não đã được đưa đến cứu sống một người bệnh đang ở giai đoạn cuối cần ghép tạng.

Việt Nam hiện đứng đầu các nước Đông Nam Á về ghép tạng (mỗi năm trên 1.000 ca) và đã làm chủ hết các kỹ thuật ghép tạng. Tuy nhiên, nguồn hiến mô tạng từ người cho chết não hiện vẫn còn hạn chế. Năm 2023, có đến 94% nguồn tạng hiến là từ người cho sống, còn người cho chết não chỉ chiếm khoảng 6%.

Năm 2024, tỷ lệ hiến tạng từ người cho chết não tăng lên khoảng 10%. Tỷ lệ này dù tăng gấp đôi sau một năm nhưng tỷ lệ người chết não hiến tạng trên 1 triệu dân vẫn còn rất thấp so với thế giới.

PGS.TS.BS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về Ghép bộ phận cơ thể người, cho biết từ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 30 ca chết não hiến tạng, chủ yếu ở khu vực phía Bắc. Ông hy vọng thời gian tới sẽ có thêm nhiều ca hiến tạng ở khu vực phía Nam, giúp cứu sống nhiều

Theo Khoa Học Php63 Thộn người suy tạng giai đoạn cuối.
Bài viết đóng góp, xin gửi về email: giadinhtieudung@gmail.com

* Trang Thông tin Điện tử Tổng hợp
Giấy phép ICP số 45/GP-STTTT do Sở TTTT cấp ngày 06/08/2019
Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà báo Hương Sen
Ghi rõ nguồn: giadinhtieudung.vn khi lấy thông tin từ trang này

* Bản quyền thuộc Hello Media
Văn phòng: Đường số 9, khu đô thị Sala,
Thành phố Thủ Đức, TP.HCM
Email: giadinhtieudung@gmail.com