Ngày 07/11/2018; tại khách sạn New World – Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM – Saigon Co.op đã tổ chức hội thảo “Xu hướng bán lẻ thị trường Việt Nam 2018 – 2020 và định hướng phát triển của Saigon Co.op trong thời gian tới”. Chủ để của hội thảo khá là ấn tượng, bởi thị trường bán lẻ của Việt Nam đang là “miếng bánh ngon” cho các nhà kinh doanh bán lẻ trên thế giới và khu vực. Hội thảo đã quy tụ các công ty nghiên cứu thị trường, các diễn giả quốc tế và hơn 300 các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự.
Thị trường bán lẻ – miếng bánh đã bị chia…
Năm 2009, chính sách mở cửa cho ngành bán lẻ đã dẩn đến sự mầu mỡ cho thi trường bán lẻ ở Việt Nam và bắt đầu thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Theo khảo sát người tiêu dùng của Savills tại TP.HCM năm 2017, tỷ lệ người tiêu dùng thích đến các cửa hàng tiện lợi là 17%, cao hơn 04% vào năm 2015. Sau gần 10 năm, đã có nhiều diện mạo đi song hành với chiến lược bài bản hơn, không riêng gì những thương hiệu quốc tế và sự gia nhập vào thị trường bán lẻ của các đơn vị nội địa.
Tại TP.HCM, ngoài thế mạnh phục vụ người tiêu dùng lâu năm của Saigon Co.op, từ thời bao cấp đến giai đoạn “chuyển đổi vị thế”, còn có sự tham gia của các siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi xuất hiện ồ ạt, với hơn 1.000 địa điểm như: Family Mart, B’s mart, Circle K, Ministop, Shop & Go, Vinmart… đang dần thay thế cho loại hình tạp hóa truyền thống. Sự đổ bộ của 7 – Eleven và GS 25, khi vào thị trường Việt Nam cũng hứa hẹn tạo nên sự sôi động cho sân chơi này. Tuy nhiên, thách thức dành cho những “người mới” này cũng đến từ sự không thuộc thị trường của các đối thủ từ nội đến ngoại, vốn đã có nhiều kinh nghiệm và bài học đáng kể trong thời gian dài.
Theo kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam của Family Mart – Nhật Bản, dự kiến sẽ có khoảng 1.000 cửa hàng vào 2020 tại Việt Nam. Còn 7 – Eleven – Nhật Bản sẽ mở rộng hoạt động với 1.000 cửa hàng tại Việt Nam sau 10 năm (2027). Trong khi đó, các thương hiệu Việt Nam cũng tích cực mở rộng thị phần, như chuỗi cửa hàng tiện ích lớn nhất Việt Nam, Vinmart+ dự kiến sẽ có 4.000 cửa hàng vào năm 2020.
Việc tham gia của nhiều thương hiệu cũng tạo môi trường cạnh tranh khốc liệt cho mô hình này, do sự tập trung ngày càng dày của các cửa hàng trong một khu vực, loại hình sản phẩm giới hạn, chi phí đầu tư thuê mặt bằng cao. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, mật độ bán lẻ của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp và là cơ hội cho các nhà bán lẻ lớn nắm bắt hành vi tiêu dùng tại đây, cũng như xác định thị trường mục tiêu rõ ràng.
Xu hướng nguồn cung thị trường bán lẻ phát triển ra ngoài trung tâm thành phố, đang hình thành khá rõ rệt. Thị phần nguồn cung bán lẻ khu vực ngoài trung tâm tăng liên tục từ mức 79% vào năm 2013 lên mức 87% vào quý 03/2018. Lý do cho xu hướng này là quỹ đất dồi dào, mật độ dân số cao và nhiều khu dân cư mới phát triển cùng với sự phát triển hạ tầng giao thông kết nối ngày càng hòan thiện, rút ngắn khỏang cách giữa nông thôn và thành thị.
Người tiêu dùng Việt Nam đang có sự thay đổi về hành vi tiêu dùng trong năm 2017 – 2018 so với hai năm trước. Nhu cầu mua sắm thay đổi đáng kể khi các quầy hàng thời trang và đồ gia dụng không duy trì được sức hút đối với người tiêu dùng hướng tới TTTM. Đây cũng chính là kết quả của sự phát triển ngành thương mại điện tử. Điều đáng nói là các kênh thương mại đã bắt đầu liên kết với các thương hiệu siêu thị lớn như Auchan đã ký kết hợp tác với Lazada, tạo ra thế mạnh mua sắm online va offline.
Khi chuyên gia nhận định về thị trường bán lẻ Việt Nam:
Phần thảo luận trao đổi và tương tác giữa các diễn giả và khách mời tại hội thảo lần này thật sự sôi động, khi các chủ đề xoay quanh xu hướng bán lẻ trên thế giới, xu hướng khu vực và lộ trình cần thiết để bán lẻ Việt Nam nhanh chóng tham gia cuộc chơi lớn. Mặc dù vẫn được đánh giá là nhà bán lẻ hàng tiêu dùng hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam hiện nay với doanh số bán hàng trung bình mỗi năm tăng gấp đôi so với nhà bán lẻ có thứ hạng kế cận.Ông Diệp Dũng – Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op phát biểu khai mạc hội thảo
Ông Diệp Dũng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Saigon Co.op cho biết: chúng tôi vẫn không chủ quan, hiện nay phải tập trung cao độ để đầu tư cho công nghệ thông tin, nguồn vốn, quản trị doanh nghiệp…Có như thế mới có thể giữ vững vị trí dẫn đầu trước áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.
Ông Jason Moy – GĐ Điều hành của Cty Boston Consulting Group (BCG) Singapore cho rằng: nói về thị trường bán lẻ thế giới và bán lẻ Việt Nam đều thay đổi rất nhanh. Nhà bán lẻ cần tập trung vào tiếp thị số và các ứng dụng bán hàng online. Đây là xu hướng chung giúp nhanh chóng tiếp thị đến cho khách hàng những cái họ muốn, làm cho những trải nghiệm dễ dàng hơn và thuận tiện hơn. Cần quan tâm và lưu ý việc áp dụng digital để tiếp cận bán hàng, cần có những phương án phù hợp, cũng có thể giúp khách hàng có thể chuyển hẳn qua kênh online và bỏ kênh offline dù kênh này mang lại những trải nghiệm thực tế thú vị. Ngoài ra cũng cần quan tâm nhiều đến phương tiện giao hàng nối kết giữa online – offline với người tiêu dùng. Hiện nay các nhà bán lẻ quốc tế cũng có xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo – Ai, robot trong chuỗi cung ứng nhưng thực tế chi phí cho khoản này rất cao. Điển hình là Amazon dành 16 tỷ USD và Alibaba dành hơn 05 tỉ USD cho Ai.
Bà Lê Thị Thùy Trang – GĐ Đối tác nhà bán lẻ của Nielsen cho biết: xu hướng bán lẻ thị trường Việt Nam cho thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng của người tiêu dùng Việt nam ngày càng chi tiêu hơn vào các nhóm hàng ngoài FMCG – đó là hàng điện tử tiêu dùng, dược phẩm, du lịch, bất động sản… Điều này cho thấy cuộc sống của người tiêu dùng đang được nâng tầm, thị trường FMCG đang hồi phục từ đầu năm nay.
Việt Nam vẫn là thị trường nổi bật, phần lớn là bán lẻ truyền thống tuy nhiên tốc độ tăng trưởng rất mạnh mẽ của kênh bán lẻ với 26% thị phần, tốc độ tăng trưởng 11,8% ; bán lẻ truyền thống chiếm 76% nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ 1%.
Ông Nguyễn Huy Hoàng – GĐ TM Kantar Worldpaner Việt Nam cho biết: khối ngoại ngoại tập trung nhiều hơn ở phân khúc cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini. Tuy nhiên, họ vẫn rất tập trung phát triển hệ thống và phục vụ khách hàng chủ yếu ở khu vực thành thị chính. Do đó, các nhà bán lẻ nội vẫn chiếm thị phần khá cao so với ngoại.
Tính 05 năm gần đây; các nhà bán lẻ nội, đặc biệt Saigon Co.op vẫn duy trì tốc độ phát triển đối với ngành hàng tiêu dùng nhanh. Riêng ở mô hình siêu thị và siêu thị mini bán lẻ nội vẫn chiếm ưu thế nhưng đại siêu thị và cửa hàng tiện lợi thì vẫn phải chịu áp lực cạnh tranh lớn.
Ông Bod Hayward – Đại diện KPMG nhận định: nhiều nhà bán lẻ lớn đã đến Việt Nam, trong vài năm gần đây vẫn còn nhiều cơ hội cho mọi người khi nhìn vào mật độ cửa hàng, dân số còn thấp nên còn cơ hội phát triển. Một số doanh ngiệp lớn từ Thái Lan, Hàn Quốc đã có mặt tại Việt Nam. Alibaba, We Chat, Tencent …cũng đang tiếp cận thị trường Việt nam.
Đáp lại những câu hỏi liên quan đến thách thức và cơ hội liên quan đến định hướng phát triển của Saigon Co.op trong thời gian tới, trước những áp lực cạnh tranh lớn khi nhà bán lẻ này hoạt động theo mô hình hợp tác xã.Ông Nguyễn Anh Đức – Phó TGĐ Saigon Co.op trao đổi với các diễn giả quốc tế tại hội thảo
Ông Nguyễn Anh Đức – Phó TGĐ thường trực Saigon Co.op nhấn mạnh: mô hình hợp tác xã đã và đang phát triển mạnh mẽ tại các nước trên thế giới, với những ưu điểm đặc trưng rất riêng. Tại Mỹ, vẫn còn tồn tại mô hình HTX dù phát triển nhiều hình thức bán lẻ hiện đại. Hiện tại, Saigon Co.op có 100 siêu thị/tổng cộng hơn 600 điểm bán, ước tính có hơn 01 triệu khách hàng đến tham quan mua sắm mỗi ngày. Bên cạnh những mô hình hiện tại, Saigon Co.op sẽ tiếp tục phát triển những mô hình bán lẻ mới để có thể đạt 02 triệu khách hàng, hơn 2.000 điểm giao dịch tại Việt Nam và các vùng lân cận trong năm 2020.
Với định hướng phát triển mạng lưới này, buộc Saigon Co.op phải từng bước áp dụng công nghệ hiện đại phù hợp cho từng mô hình bán lẻ. Trong tương lai, giá trị truyền thống sẽ giữ chừng mực và ứng dụng công nghệ để nâng cao trình độ của tiêu dùng, nâng cao mô hình bán lẻ Việt Nam. Trong định hướng 05 – 10 năm tới, Saigon Co.op sẽ áp dụng nhiều công nghệ khác biệt để dẫn dắt thị trường, đồng thời sẽ tập trung vào lĩnh vực thực phẩm, chiến lược sản phẩm hữu cơ….
Thị trường Việt Nam đang đứng hàng đầu về kết nối interner, trung bình hàng tuần người Việt Nam dùng đến hơn 24 giờ để kết nối internet. Người tiêu dùng không còn là hành trình mua sắm đơn tuyến, đang dịch chuyển sang mua sắm đa kênh. Nên nhà bán lẻ cần chuẩn bị gì cho phương án mua sắm đa kênh đó? Các nhà bán lẻ VN cần hợp tác để tạo ra sự khác biệt, trước hết cần phân nhóm cửa hàng và quản trị vận hành, sự cam kết, cá nhân hóa, hợp tác và sự khác biệt.
Để minh chứng Việt Nam là thị trường tiềm năng và năng động bật nhất hiện nay, là sự có mặt của nhiều nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam từ rất sớm, BigC đã có mặt tại Việt Nam có 35 siêu thị, Aeon 04 siêu thị, MM Mega Market 19 siêu thị, Lotte 13 siêu thị…Mô hình chủ yếu là đại siêu thị và cửa hàng tiện lợi.
Lan Điền
Tags:
kinh doanh
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
giadinhtieudung@gmail.com