Sở hữu loại cây dược liệu lâu đời nhất thế giới, Việt Nam thu gần trăm triệu USD trong nửa năm 2024

Loại cây lâu đời nhất thế giới đã giúp Việt Nam trở thành ‘ông hoàng’ toàn cầu trong xuất khẩu nguồn dược liệu quý, đó chính là cây quế.

Theo thống kê từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), Việt Nam đã nhập khẩu 443 tấn quế trong tháng 5 với kim ngạch đạt 1 triệu USD, tăng 18,8% về lượng so với tháng trước đó. Indonesia và Trung Quốc là 2 quốc gia cung cấp Quế chủ yếu cho Việt Nam đạt 308 tấn và 96 tấn.

Lũy kế 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 2.452 tấn quế với kim ngạch đạt 5,7 triệu USD, giảm 75,2%, kim ngạch giảm 77,3% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý Trung Quốc trở thành nhà cung cấp chủ yếu cho Việt Nam với tỷ trọng đạt 45,8%.

Cánh rừng quế tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương

Việt Nam sở hữu bốn vùng trồng quế tập trung với sản lượng và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa – Nghệ An và Quảng Nam – Quảng Ngãi. Ngoài ra, mỗi vùng miền có thể có cách gọi tên khác như Quế Yên Bái, Quế Qùy, Quế Quảng, Mạy quế (Tày)… Trữ lượng vỏ quế Việt Nam ước tính khoảng 900.000 - 1.200.000 tấn, sản lượng thu hoạch bình quân 70.000 – 80.000 tấn/năm. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu quế số 1 trên thế giới với kim ngạch đạt trên 292 triệu USD vào năm 2022.

Nước ta là quốc gia có nguồn dược liệu đa dạng, nhiều loại quý và hiếm. Tuy nhiên đây chưa phải là nguồn hàng hoá có kim ngạch xuất khẩu cao. Nguyên nhân chủ yếu do chưa có quy hoạch phát triển cây dược liệu tại Việt Nam đang mang tính tự phát, đặc biệt do chưa xác định đầu ra cụ thể nên vẫn xảy ra tình trạng phá bỏ do không tiêu thụ được.

Các chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết để tăng cơ hội và tạo điều kiện xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm quế, hồi và cây dược liệu của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Trước tiên chúng ta cần tháo gỡ 5 nhóm vấn đề chính là: Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm, bảo tồn gen, giống quý hiếm của dược liệu; đào tạo nguồn nhân lực; đẩy mạnh tăng cường liên doanh liên kết, phát triển thị trường xuất khẩu.

Theo Sở Hữu Trí Tuệ
Bài viết đóng góp, xin gửi về email: giadinhtieudung@gmail.com

* Trang Thông tin Điện tử Tổng hợp
Giấy phép ICP số 45/GP-STTTT do Sở TTTT cấp ngày 06/08/2019
Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà báo Hương Sen
Ghi rõ nguồn: giadinhtieudung.vn khi lấy thông tin từ trang này

* Bản quyền thuộc Hello Media
Văn phòng: Đường số 9, khu đô thị Sala,
Thành phố Thủ Đức, TP.HCM
Email: giadinhtieudung@gmail.com